image banner
GIÀ LÀNG SỐ
Lượt xem: 116
Hoạt động của lực lượng này, lấy “già làng số” là chủ công. Với tinh thần hăng say, nhiệt huyết, mỗi thành viên đảm nhận sứ mệnh “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” theo cách: một người
Hôm qua có mem hỏi: Có làng số thì có già làng số không? Tiêu chí để trở thành già làng số là gì? Ad biên ngay tút để giải đáp như sau:
 
GIÀ LÀNG SỐ
 
“Đi hỏi già
Về nhà hỏi trẻ”
 
Đối với nhiều người, công nghệ số vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm. Tâm lý chung của con người là ngại thay đổi thói quen, ngại tìm hiểu và thử cái mới. Khi chưa hiểu rõ, còn dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo. Vì vậy, làng số cần người đóng vai trò của “già làng số”, là người đi đầu, tiên phong sử dụng công nghệ, và sau đó là hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ số một cách an toàn, hiệu quả. 
Anh-tin-bai
Ai cũng có thể trở thành “già làng số”, không phân biệt tuổi tác, miễn sao dám thử cái mới, dám chấp nhận cái mới, dám thay đổi thói quen cũ, có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi phương thức mới để giải quyết vấn đề của mình. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ, là “già làng số” cần tự mình trực tiếp làm ra một số việc có kết quả cho chính mình, gia đình mình, mang tính tiên phong, làm mẫu, để mọi người có thể tham khảo, áp dụng tương tự. 
 
Gia đình là tế bào của xã hội. Để làng trở thành một ngôi làng số, mỗi gia đình cần trở thành một gia đình số. Bắt đầu từ những việc nhỏ như hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán tiền học cho con, trả tiền tiền điện nước hàng tháng hay thanh toán viện phí. Con cháu trong nhà học tập trực tuyến. Bố mẹ sử dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông bà sử dụng công nghệ cho liên lạc, cập nhật thông tin. Ở mức độ cao hơn, công nghệ gắn kết các gia đình trong làng, trở thành một cộng đồng dân cư kiểu mới gắn kết hơn, văn minh hơn và giàu có hơn. 
 
Trong mỗi một gia đình, cũng cần có một người làm hạt nhân, đóng vai trò như một “già làng” trong nhà, hướng dẫn các thành viên khác làm quen, sử dụng công nghệ cơ bản. Với những việc phức tạp hơn, ví dụ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người trẻ có thể trực tiếp thao tác, thực hiện giúp các thành viên trong gia đình như truyền thống “trẻ cậy cha, già cậy con”. 
 
“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, công nghệ số cứ như vậy dần thẩm thấu, len lỏi vào từng gia đình, từng dòng họ, phát triển nền móng vững chắc của làng số.
 
Một “già làng số”, không như tên gọi, cũng có thể là một thanh niên trẻ, không có chức sắc gì trong làng. Miễn là thanh niên trẻ là người đã sử dụng công nghệ, đã có kết quả cụ thể thuyết phục, có khả năng hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ và là địa chỉ tin cậy mọi người tìm đến mỗi khi có vấn đề công nghệ phát sinh.
Anh-tin-bai
 
Ở mỗi làng, Tổ công nghệ số cộng đồng sinh ra để làm cầu nối, mang công nghệ số đến gần hơn với người dân trong làng. Lực lượng này được sinh ra từ làng, là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, hiểu được nhu cầu hàng ngày của dân làng, để đẩy nhanh quá trình phổ cập kiến thức, kỹ năng số đến người dân.
 
Hoạt động của lực lượng này, lấy “già làng số” là chủ công. Với tinh thần hăng say, nhiệt huyết, mỗi thành viên đảm nhận sứ mệnh “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” theo cách: một người /-strong/-heart:>:o:-((:-h
Nguồn (Sưu tầm)
BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ NGHĨA THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Thanh Đàn - Phó chủ tịch xã

 Bà: Nguyễn Thị Hằng - Công chức VHXH xã

Trụ sở: Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0773366333 - Email: nghiathanh@nghiadan.gov.vn